"Như vậy, số học sinh cấp tiểu học càng tăng, cùng với việc sắp xếp lại quy mô trường lớp thì có một chỉ số mà chúng tôi vô cùng quan tâm và đề nghị các địa phương chú ý. Đó là năm ngoái tỷ lệ học sinh/lớp là khoảng 29,7 đến 30%, nhưng năm vừa qua, tỷ lệ học sinh/lớp đã vượt lên thành 31,27%. Và nếu như chúng ta không có dự báo thì sự tiệm cận đến mức tối đa theo quy định Điều lệ trường tiểu học sẽ diễn ra trong một vài năm tới”.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Do đó, nếu các địa phương không có tính toán và sự chuẩn bị thì việc triển khai chương trình phổ thông mới sẽ gặp khó khăn.
“Rất mong các địa phương cố gắng ổn định và có dự báo về học sinh tăng quá từng năm để đáp ứng, đảm bảo được tỷ lệ học sinh trên lớp để tăng chất lượng đối với cấp tiểu học”.
Kết thúc học kì 1 năm học 2020-2021, cả nước có hơn 406 nghìn giáo viên cấp tiểu học, tăng gần 6.140 giáo viên so với năm học trước. Tỷ lệ trung bình giáo viên/lớp ở cấp tiểu học là 1,41 giáo viên/lớp, cơ bản đủ để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.
“Trong hơn 6.000 giáo viên được tuyển dụng mới, một điều rất đáng mừng là ngoài giáo viên các môn học bắt buộc thì các địa phương đã bắt đầu quan tâm đến việc tuyển giáo viên các môn học mới như môn Tiếng Anh, Tin học. Riêng học kỳ 1 năm học vừa qua, toàn quốc có 9.590 giáo viên môn Tin học (tăng 1.000 so với năm ngoái), dù môn học này hiện là môn tự chọn đối với lớp 1”, ông Tài nói.
Là năm học đầu tiên triển khai chương trình phổ thông mới, ông Thái Văn Tài cho rằng, giáo viên có nhiều áp lực, đặc biệt trước kỳ vọng lớn của xã hội, giáo viên lớp 1 ở giai đoạn đầu đã có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ đã đi vào nề nếp và có những kết quả bước đầu.
Thanh Hùng
Các giáo viên chia sẻ họ cảm thấy năng động hơn so với chính mình của trước đây sau một kỳ học cùng các học sinh triển khai chương trình phổ thông mới.
" alt=""/>Cảnh báo áp lực sĩ số học sinh/lớp tiếp tục tăngTại diễn đàn các đại biểu đại diện các cơ quan báo chí, đơn vị đào tạo báo chí, doanh nghiệp khai thác nguồn lực trong lĩnh vực báo chí, truyền thông đã trình bày các tham luận về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, truyền thông hiện nay; những mô hình đào tạo báo chí, truyền thông trên thế giới; những cơ hội, thách thức của báo chí trong thời đại công nghiệp 4.0.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đưa ra thông điệp, giải pháp về việc đào tạo báo chí, truyền thông thời đại 4.0; đào tạo báo chí gắn với công nghệ số trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội; đào tạo báo chí, truyền thông theo định hướng phát triển năng lực; quan niệm, triển vọng và giải pháp thúc đẩy; đổi mới chương trình đào tạo báo chí bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ và truyền thông hiện đại.
![]() |
Các đại biểu dự diễn đàn Đổi mới đào tạo báo chí, truyền thông trong kỷ nguyên số |
Bà Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng đổi mới phương pháp đào tạo báo chí truyền thông gắn với sự thay đổi thói quen, ý thức của đội ngũ giảng viên và sinh viên trong việc truyền, tiếp nhận thông tin; cần tránh suy nghĩ giản đơn hay cực đoan trong đổi mới phương pháp đào tạo báo chí, truyền thông.
Theo bà Giang, việc đổi mới phương pháp đào tạo báo chí, truyền thông cần tiến hành một cách đồng bộ với việc đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo đạo đức nghề nghiệp; đề cao vai trò người thầy; lấy người học là trung tâm. Đồng thời sự chỉ đạo sát sao của cán bộ quản lý các cấp có vai trò quyết định đến hoạt động đổi mới phương pháp đào tạo báo chí.
Trong đó việc đào tạo báo chí, truyền thông hiện nay có ba phần cơ bản gồm lý thuyết (tri thức); kỹ năng; thái độ thì phần lý thuyết nên xây dựng kho dữ liệu bài giảng để người học tự nghiên cứu nhiều hơn, tăng cường thực hành gắn với thực tế để người học phát huy khả năng sáng tạo; gắn với các dự án, chuyên đề để có cơ hội mời các nhà báo giỏi và doanh nghiệp tham gia.
Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số, cần tăng cường khả năng sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Không đơn thuần là chữ viết, sinh viên báo chí cần tư duy về con số, dữ liệu, cách xử lý bằng các loại hình ảnh để tác phẩm đến tay người đọc hấp dẫn hơn.
Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định sự phát triển của công nghệ trong kỷ nguyên số đã mang lại những cơ hội cũng như cả những thách thức và đang làm thay đổi về cách thức, mô hình việc làm của nhiều lực lượng lao động trong đó có lĩnh vực báo chí, truyền thông. Nhân lực làm việc trong lĩnh vực này không chỉ cần về năng lực chuyên môn cao mà còn cần phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn đạo đức rất cao về tính chính xác, tính độc lập, tính công bằng, tính bí mật, tính nhân văn, tính trách nhiệm và tính minh bạch.
“Trên thực tế, các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông đã có nhiều nỗ lực và tích cực đổi mới, tuy nhiên công tác đào tạo vẫn tiến hành theo phương thức truyền thống, đến nay phải “gồng mình” để làm báo chí, truyền thông trong môi trường của thời đại công nghệ số”- ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, vì cách đào tạo như vậy nên kết quả là nhiều sinh viên báo chí ra trường, trở thành nhà báo nhưng chưa được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng cho tác nghiệp báo chí số. Vì vậy công tác đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông cần đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của kỷ nguyên số.
Minh Anh
Lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra những phân tích về khả năng biến động mức điểm chuẩn các ngành học của trường để các thí sinh có thể tham khảo, cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2021.
" alt=""/>Đào tạo báo chí truyền thông phải đổi mớiĐợt mưa ‘nghìn năm có một’ ở Trung Quốc đã khiến một đường hầm thuộc thành phố Trịnh Châu ngập nặng, và làm ít nhất bốn người chết ngạt.
" alt=""/>Bão cát cao 100m, hung hãn như quái vật tấn công thành phố Trung Quốc